Tin tức

14Feb

Việt Nam vươn lên thứ 28 về thành thạo tiếng Anh

– Tuy vẫn ở nhóm “trung bình”, nhưng so với chính mình, Việt Nam đã có tiến bộ về khả năng sử dụng tiếng Anh. Kết quả khảo sát của một tổ chức giáo dục tư nhân quốc tế cho biết.

Sáng 18/1 tại Hà Nội, tổ chức giáo dục tư nhân EF đã thông tin về kết quả chỉ số đánh giá Anh ngữ (EF EPI) phiên bản thứ ba.

Theo kết quả này thì Việt Nam có tiến bộ về tiếng Anh trong 6 năm qua.

Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 31/54, còn đến 2013 thì tăng lên hạng 28 trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thứ hạng 28 của Việt Nam là vị trí cuối trong nhóm “trình độ trung bình”, theo phân tích của nhóm khảo sát.

Kết quả xếp hạng của khảo sát

Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan có vị trí còn thấp hơn Việt Nam.

Trong khi đó, với các thứ hạng 11 và 12, người Malaysia và Singapore lại dùng tiếng Anh khá thành thạo.

Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên kết của bài kiểm tra dành cho 750.000 người lớn từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2012.

Ông Minh Trần, giám đốc dự án khảo sát này cho biết, đây là một bài kiểm tra trên mạng miễn phí, người tham gia có ý thức chủ động muốn đánh giá khả năng tiếng Anh của mình.

Để “đạt tiêu chuẩn” tham gia khảo sát, mỗi quốc gia tối thiểu phải có 400 bài thi.

Tuy không công bố cụ thể, nhưng ông Minh Trần khẳng định số lượng bài thi của Việt Nam tham gia khảo sát lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu trên.

Chỉ số và bảng xếp hạng này có ý nghĩa tham khảo đối với người học cũng như xây dựng chính sách.

Những biến động toàn cầu

Báo cáo này đưa ra một số kết quả khác như sau:

Trong khi phần lớn các nước châu Âu đều đã sử dụng tiếng Anh thành thạo hoặc đang tích cực hướng tới mục tiêu đó thì Pháp lại đang hoàn toàn nằm trong một quỹ đạo khác (thứ hạng của Pháp là 35 và giảm so với trước đó).

EF là tên viết tắt của “EF Education First” được thành lập vào năm 1965; hiện nay có 400 văn phòng và trường học trên thế giới, hoạt động trong 16 lĩnh vực, tổ chức các chương trình đào tạo từ ngôn ngữ, du học, học thuật, giao lưu văn hóa.

7 nước đứng đầu trong danh sách sử dụng tiếng Anh thành thạo đều là các quốc gia châu Âu nhỏ, diện tích nhỏ.

Ở châu Á, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam đã có cải thiện đáng kể về mức độ sử dụng tiếng Anh thành thạo trong 6 năm. Trung Quốc cũng có cải thiện nhưng chậm hơn. Hàn Quốc và Nhật Bản có đầu tư lớn nhưng mức độ sử dụng thành thạo tiếng Anh lại giảm nhẹ.

Trung Đông và Bắc Phi là các khu vực yếu nhất, trừ ngoại lệ dành cho Tiểu vương quốc Ả rập.

Hơn một nửa các nước Mỹ La tinh nằm ở nửa cuối của bảng xếp hạng. Tại Mexico và Guatemala, mức độ thành thạo trong sử dụng ngoại ngữ đã giảm xuống.

Bảng xếp hạng

RẤT TỐT TỐT TRUNG BÌNH KÉM RẤT KÉM
1. Thụy Điển 8.Ba Lan 18.Slovakia 29.Urugoay 44. Chile
2. Na Uy 9. Hungary 19.Achentina 30.Sri Lanca 45. Maroc
3.Hà Lan 10.Slovenia 20.Czech 31.Nga 46.Colombia
4.Estonia 11.Malaysia 21. Ấn Độ 32. Ý 47.Co-oet
5.Đan Mạch 12.Singapore 22. Hồng Kông 33. Đài Loan 48.Equado
6.Áo 13.Bỉ 23. Tây Ban Nha 34.Trung Quốc 49.Venezuela
7.Phần Lan 14. Đức 24.Hàn Quốc 35.Pháp 50.Gioocdania
15.Latvia 25.Indonesia 36.Các tiểu vương quốc Ả rập 51.Cata
16.Thụy Sĩ 26.Nhật 37.Costa Rica 52.Guatemala
17.Bồ Đào Nha 27.Ucraina 38.Brazil 53.El Savlador
28. Việt Nam 39.Peru 54.Libya
40.Mexico 55.Thailand
41.Thổ Nhĩ Kỳ 56.Panama
42. I-ran 57.Kazakhstan
43. Ai Cập 58.Algeria
59. Saudi Arabia
60.Iraq

 

  • Hạ Anh

 

Read more
3Dec

Sinh viên làm thêm ở “phố Tây”

Sinh viên làm thêm ở “phố Tây”

 5 - Upanh.com

Ngọc Ánh đang nói chuyện với khách nước ngoài tại nhà hàng

 Sinh viên đến tìm việc ở “phố Tây” (Phạm Ngũ Lão – Võ Thị Sáu, TP Huế) mục đích đầu tiên là học hỏi và giao tiếp nhưng mức thu nhập tại đây cũng khá xứng đáng.

Bạn Đậu Anh Thơ cho biết, công việc chính của bạn là phụ việc bán hàng lưu niệm, rất nhẹ nhàng và đơn giản, dù làm bán thời gian nhưng mỗi tháng vẫn được trả lương gần một triệu đồng. “Vừa được trau dồi kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ nhưng thu nhập cũng cao nên từ khi đi làm ở đây em chẳng cần phải xin tiền ở nhà nữa” – Thơ khoe.

Vì là phố Tây nên tiêu chuẩn đầu tiên để sinh viên có được một chỗ làm là biết-giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tiếng Pháp.

Bạn Trần Thị Mai Hương, một sinh viên làm thêm ở đây cho biết, đã tìm mọi tài liệu để nâng cao trình độ Anh văn nhưng rất chậm tiến bộ, nên đã nghỉ đến việc vừa đi làm vừa đi học ở nhà hàng Ngọc Anh.

Mai nói – hôm đi xin việc, giới thiệu là sinh viên Ngoại ngữ chủ quán “ưa” liền và chỉ phỏng vấn vài câu rồi gật đầu nhận vào làm. Chỉ sau một tháng đi làm, giờ khả năng nói tiếng Anh của bạn lưu loát hẳn.

Tuy nhiên, không phải sinh viên nào tìm được việc ở phố Tây cũng… giỏi ngoại ngữ. Có người biết ít, người biết “sơ sơ”, thậm chí có sinh viên… mù tịt tiếng Anh nhưng làm một thời gian cũng nói chuyện với khách Tây như thường.

Nhìn bạn Hoàng Thị Tuyết đon đả phục vụ, nói chuyện với khách nước ngoài “như gió”, khó ai có thể nghĩ lúc đi xin việc Tuyết hoàn toàn… “mù” tiếng Anh. “Mình tìm đến phố Tây tìm việc làm chỉ mục đích duy nhất là học tiếng Anh. Ban đầu chạy hết các quán nhưng đâu cũng nhận được cái lắc đầu vì cái khó chấp nhận là dốt tiếng Anh”.

Cuối cùng chủ quán nhà hàng mình đang làm cũng đồng ý nhận vào nhưng chỉ cho chạy bàn, còn giao tiếp để người khác làm. Dần dần được tiếp xúc với khách giúp mình biết nhiều thêm. Giờ thì gì chứ vốn “tiếng Anh nhà hàng” của mình khá lắm, mình cũng thấy tự tin, trưởng thành và dạn dĩ lên hẳn” – Tuyết vui vẻ nói.

Chị Thư, chủ nhà hàng Ngọc Anh cũng nói rằng, nhiều lúc thấy sinh viên đến xin việc nhiệt tình học hỏi quá nên chị nhận cả những người yếu ngoại ngữ vào làm, chỉ sau một thời gian làm, nhiều bạn đã tiến bộ rất nhanh, giao tiếp rất chuyên nghiệp.

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh, SV năm 3, khoa tiếng Trung-Nhật, ĐH Ngoại ngữ Huế kể, học ngành tiếng Trung nhưng tiếng Anh cũng là một niềm đam mê của bạn nên bạn xin làm thêm ở phố Tây.

“Giao tiếp bên ngoài khác rất nhiều so với trên sách vở được học, hôm ấy khách yêu cầu món tương sốt, họ phiên âm tương sốt là “ket súp”, mình nghe đi nghe lại vẫn không hiểu gì, đến khi họ cầm chai tương ớt và chỉ vào mình mới “ngộ” ra “ket chup” là từ phổ biến thường dùng để gọi tương ớt, nhưng trên sách vở mình được học lại là “tomato souce”.

Ánh tiết lộ rằng, để có thể học tiếng Anh một cách sinh động hơn, mỗi lần nói chuyện với khách là Ánh lại bật điện thoại lên… ghi âm cuộc nói chuyện rồi tối về nghe lại để tập nói cho quen. Nhờ thế mà vốn nghe nói giao tiếp của bạn chỉ sau một thời gian ngắn đã “tiến bộ đến không ngờ”!

                                        Theo Tân Kỳ / Sài Gòn Giải Phóng

 

Read more
3Dec

“Bật mí” bí quyết học tiếg Anh và giành 7.5 IELTS của nhà vô địch Olympia 2011 – Phạm Thị Ngọc Oanh

“Bật mí” bí quyết học tiếng Anh và giành 7.5 IELTS của nhà vô địch Olympia 2011 – Phạm Thị Ngọc Oanh

 

Gặp lại Ngọc Oanh sau gần một năm kể từ ngày giành vòng nguyệt quế, cô bé vẫn giản dị, dễ gần với cách nói chuyện thân thiện, khiêm tốn. Những ngày này, Oanh đang gấp rút chuẩn bị để tháng 7 tới sẽ lên đường đi du học tại trường Đại học Swinburne, Australia sau khi đạt điểm số “đáng mơ ước” 7.5 trong kỳ thi IELTS cuối tháng 4 vừa rồi.

Hãy cùng trò chuyện và lắng nghe cô bé chia sẻ về cuộc sống cũng như những bí quyết học và thi tiếng Anh của mình.

1 - Upanh.com>

Phạm Thị Ngọc Oanh – Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011

Chào Oanh, đã gần một năm kể từ ngày em giành chức vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Cuộc sống của Oanh sau khi giành vòng nguyệt quế có thay đổi nhiều không?

Cuộc sống của em không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc em được nhiều người biết đến và nhận ra hơn trước… (Cười).

Một ngày bình thường của nhà vô địch Olympia diễn ra như thế nào nhỉ?

Phần lớn thời gian trong một ngày em dành cho việc học tiếng Anh và chuẩn bị cho việc du học. Mặc dù đã đạt 7.5 IELTS, hiện tại em vẫn đang học thêm tiếng Anh vào các buổi chiều. Buổi sáng em dành khoảng 1 – 2 giờ nghe tin tức, đọc sách báo và nói chuyện bằng tiếng Anh với các bạn tại thư viện để tập cho bản thân quen với môi trường sử dụng toàn tiếng Anh. Em duy trì thói quen này được gần một năm nay rồi. Hi vọng là khi sang Úc em nhanh chóng hòa nhập được. Thời gian còn lại em vừa tìm hiểu thêm về cuộc sống tại Úc, vừa dành cho việc thư giãn, giải trí.

Được biết cuối tháng 4 vừa qua Oanh đã thi IELTS và đạt điểm 7.5, một điểm số rất cao so với học sinh quốc tế nói chung. Chắc hẳn em rất vui mừng khi nhận được kết quả này?

Thú thực là ban đầu em nghĩ em làm bài khá tệ, nhưng cuối cùng thì kết quả hơn cả em mong đợi. Lúc nhận kết quả em thấy lâng lâng vui sướng bởi công sức học tập của mình bỏ ra đã thu được kết quả tương xứng.

Vậy bí quyết nào đã giúp Oanh học tốt tiếng Anh và giành điểm cao như vậy trong kì thi IELTS?

Thực sự em không có bí quyết nào đặc biệt ngoài nỗ lực mỗi ngày. Em rất cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm và giúp em phát triển đáng kể mọi kỹ năng. Bên cạnh đó, em thấy việc tự học cũng vô cùng quan trọng. Có những thời gian em tự học tại thư viện 6 giờ liên tục mỗi ngày. Ở đó có rất nhiều tài liệu bổ ích cũng như là các sách về vấn đề xã hội giúp em có thêm ý tưởng cho các phần nói và viết. Em cũng thường nghe trên website học tiếng Anh của BBC, vừa để học thêm từ vựng, vừa cập nhật thông tin.

Em có kỷ niệm nào đáng nhớ trong thời gian học và ôn luyện tiếng Anh chuẩn bị cho kì thi IELTS không?

Em nhớ lần đầu tiên em làm bài thuyết trình trước lớp, thầy giáo cho phép bọn em tự chọn chủ đề để thuyết trình mỗi tuần. Em chọn chủ đề Money and Happiness (Tiền và Hạnh phúc) và đã chuẩn bị khá cẩn thận. Tuy nhiên, khi thuyết trình em lại không kiểm soát nổi tốc độ nói do mất bình tĩnh. Thầy giáo đã ân cần chỉ cho em những lỗi em mắc phải khi nói và cả cách giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát tốc độ nói sao cho rõ ràng nhưng trôi chảy. Sau buổi hôm đó em thấy mình biết giữ bình tĩnh, tự tin hơn và rút được nhiều kinh nghiệm để giữ tốc độ phù hợp khi nói.

Tháng 7 này Oanh sẽ lên đường sang Úc du học tại ĐH Swinburne. Em đã chuẩn bị gì cho chuyến đi cũng như 4 năm học tập sắp tới tại Úc?

Em biết các anh chị đi du học thường hay gặp phải “culture-shocks” (sốc văn hóa) trong thời gian mới sang cho nên em đã cố gắng dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin về người dân Úc và văn hóa của họ.

Cuối cùng, nếu có một lời khuyên dành cho các bạn đang học tiếng Anh, em sẽ nói gì?

Em tin là ngoài nỗ lực của bản thân cũng rất cần có sự dẫn dắt của các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao. Cảm ơn Ngọc Oanh và chúc em sẽ thành công trong 4 năm học tập sắp tới tại nước Úc!

 

2 - Upanh.com

Phạm Thị Ngọc Oanh luyện tập Tiếng Anh với các bạn tại thư viện

 

Read more
25Nov

9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới

9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới
23/06/2013 14:30

(TNO) Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.

Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc…

1 - Upanh.com

Kinh tế Mỹ được dự đoán vẫn sẽ đứng đầu thế giới trong nhiều năm tới – Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:
1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:

Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.

2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.

Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.

3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:

2 - Upanh.com

Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.

4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:

3 - Upanh.com

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.

5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
4 - Upanh.com

Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown (Mỹ).

6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.

7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:

5 - Upanh.com

Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds (Anh).

8. USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.

9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.

Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Hoàng Uy
Đồ thị: US Trust

Read more
25Nov

Chinh phục bài thi tiếng anh theo chuẩn quốc tế

CHINH PHỤC BÀI THI TIẾNG ANH THEO CHUẨN QUỐC TẾ “HOT” NHẤT CỦA ‘TEEN’ THẾ GIỚI & SỞ HỮU CHỨNG CHỈ CÓ GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TOEFL JUNIOR – TẠI SAO KHÔNG?
Cùng với không khí sôi động chào đón một năm học mới bắt đầu, học sinh THCS trên toàn quốc cũng đang quyết tâm ôn luyện nhằm chinh phục bài thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế “hot” nhất của “teen” thế giới và rinh chiếc Cúp Vô địch TOEFL Junior khối THCS 2013.
Phát động trong tháng 8, thông tin về cuộc thi Vô địch TOEFL Junior (TOEFL Junior Challenge) 2013 đã được phổ biến rộng rãi và thu hút sự quan tâm của đông đảo các Trường THCS, phụ huynh và học sinh trên toàn quốc. Xuất phát từ thành công của TOEFL Junior Challenge 2012, cuộc thi TOEFL Junior Challenge thực sự đã trở thành sân chơi trí tuệ và phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, tạo cơ hội cho học sinh THCS Việt Nam được tiếp cận và thử sức với các bài thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế “hot” nhất hiện nay trên thế giới.

11111111 - Upanh.com
Cuộc thi Vô địch TOEFL Junior 2013
Nhận thấy đây là một cuộc thi bổ ích, nơi học sinh có thể giao lưu và xác định được năng lực ngoại ngữ của mình so với các bạn cùng trang lứa, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 của các Trường THCS, BTC cuộc thi (IIG Việt Nam – Đại diện chính thức và duy nhất của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar đã phát động cuộc thi năm nay trên quy mô lớn. Cụ thể: tại Hà Nội, IIG Việt Nam phối hợp với Language Link Việt Nam – trung tâm khảo thí TOEIC và TOEFL tại Miền Bắc, ủy quyền bởi IIG Việt Nam; tại Đà Nẵng và Huế: IIG Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Huế; tại Hồ Chí Minh: IIG Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Tp. Hồ Chí Minh và tại Đồng Nai: IIG Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức.

Cuộc thi với 3 vòng thi tranh tài hấp dẫn sẽ là một sân chơi bổ ích dành cho tất cả các bạn học sinh THCS, theo đó Vòng 1 (6/10/2013) học sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm tiếng Anh (trên giấy); Vòng 2 (27/10/2013) thi bài thi TOEFL Junior quốc tế (trên giấy); Vòng 3 (9-10/11/2013) thi bài thi TPO quốc tế (TOEFL Practice Online – trên máy tính). Được thiết kế riêng cho học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên, TOEFL Junior hiện là công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh bậc phổ thông một cách toàn diện ở cả hai lĩnh vực: học thuật và xã hội. Bên cạnh đó, khi kết hợp với bài thi TPO (TOEFL Practice Online – được thiết kế như bài thi TOEFL iBT chính thức, chấm điểm trên tiêu chí của bài thi TOEFL iBT), học sinh sẽ được đánh giá một cách khách quan và trực tiếp 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và phản ánh chính xác trình độ tiếng Anh của mình.

222222 - Upanh.com
Thí sinh làm bài thi TOEFL Junior tại Cuộc thi Vô địch TOEFL Junior 2012

Sau thời gian phát động, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phụ huynh học sinh và BGH các trường THCS trên cả nước. Trong cuộc thi năm nay, BTC khuyến khích các trường tổ chức vòng sơ loại cấp trường để có thể lựa chọn các thí sinh xuất sắc nhất của mình từ đó giúp các em có những bước chuẩn bị tốt nhất cho các vòng thi quốc gia với bạn bè cả nước.

Sôi động tại miền Bắc, cuộc thi đã được phát động tại hơn 150 trường THCS và không khí chuẩn bị ôn tập và các vòng thi cấp cơ sở đã và đang được các trường tiến hành nhằm lên “dây cót tinh thần cho học sinh tại Vòng 1 vào ngày 6/10/2013 tới. Khởi động tại miền Trung, tất cả các trường THCS tại hai thành phố lớn: Huế và Đà Nẵng cũng đã có kế hoạch triển khai cuộc thi trên toàn địa bàn thành phố. Chỉ còn 3 tuần nữa sẽ hết hạn đăng ký tham dự cuộc thi nên các thí sinh miền Trung cần phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục của mình.

Tin vui cho các thí sinh khu vực miền Nam: cuộc thi Vô địch TOEFL Junior dành cho học sinh THCS đã được Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh công nhận như một kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh cấp thành phố để đẩy mạnh phong trào và nâng cao chất lượng học Tiếng Anh của học sinh THCS trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, các thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi khu vực miền Nam sẽ nhận được bằng khen của Sở GD & ĐT TP. Hồ Chí Minh.

Tại Đồng Nai, cuộc thi diễn ra sớm hơn và các thí sinh của Đồng Nai đã và đang gấp rút để bước vào vòng thi bài thi TOEFL Junior quốc tế trong tháng 9 này.
3333 - Upanh.com
Ông Simmy Ziv El – GĐ cao cấp phụ trách đào tạo của ETS; ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam trao giải Nhất cho Phạm Hoàng Long (học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm, HN) tại TOEFL Junior Challenge 2012.

Với cơ cấu giải thưởng Quốc gia vô cùng hấp dẫn gồm 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 20 giải Ba, 74 giải Khuyến khích cùng rất nhiều giải thưởng cho mỗi Khu vực, các thí sinh tham dự sẽ có cơ hội nhận nhiều phần quà lớn từ BTC với tổng trị giá giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng; Quan trọng hơn, khi tham gia cuộc thi này, các em sẽ có cơ hội được sở hữu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL Junior do Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp, có giá trị toàn cầu (toàn bộ các thí sinh được lọt vào vòng 2 và tham dự bài thi TOEFL Junior quốc tế sẽ được nhận chứng chỉ này).
Cuộc thi sẽ là cơ hội có “một không hai” để các thí sinh được đích thân đại diện cấp cao của Viện Khảo Thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) vinh danh tại Lễ Tổng Kết dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11/2013.
Đăng ký tham dự: http://toefl.com.vn/toefljunior

Read more
25Nov

Ở VN trẻ em nên học tiếng Anh lúc 6 tuổi

08/11/2013 00:00

Cho con học ngoại ngữ ở độ tuổi nào phù hợp, học như thế nào hợp lý… là những băn khoăn của phụ huynh khi cho con tiếp xúc với tiếng Anh. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Ian Kitching, Trưởng điều phối giáo viên Trung tâm Hội đồng Anh – Lê Quý Đôn tại TP.HCM, xung quanh vấn đề này.

Hiện nay, hầu hết các trường mầm non tại TP.HCM và Hà Nội đều đưa tiếng Anh vào dạy cho trẻ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Sở dĩ chúng tôi chọn Hội đồng Anh vì muốn có cái nhìn khách quan, do đến nay đây là một trong những trung tâm dạy tiếng Anh chưa có chương trình Anh văn cho thiếu nhi.
Ở VN, nên học tiếng Anh từ 6 tuổi

Ông Ian Kitching
Theo kinh nghiệm của ông, trẻ em nói chung và ở VN nói riêng nên bắt đầu học tiếng Anh khi lên mấy tuổi?

Trên thực tế, trẻ em có thể bắt đầu học bất cứ một ngoại ngữ nào, bao gồm cả tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Theo khảo sát, trẻ em ở độ tuổi từ 10 – 13 sẽ rất dễ quên kiến thức ngoại ngữ đã học được nếu không tiếp tục học ngoại ngữ đó, tuy nhiên việc này cũng còn phụ thuộc vào khả năng của từng bé cũng như văn hóa, nếp sống ở từng địa phương.

Sau hơn 8 năm làm việc ở VN, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho con em mình học tiếng Anh từ năm 6 tuổi bởi vì ở độ tuổi này, bé đã vào học lớp 1 nên có thể dễ dàng làm quen và tiến bộ nhanh chóng trong việc học tiếng Anh.

Hiện nay một số trường mầm non đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy cho trẻ, theo ông điều đó có thực sự cần thiết hay không?

Việc giáo viên VN dạy tiếng Anh trong trường học cũng là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu giáo viên phát âm tiếng Anh chưa chuẩn thì các bé sẽ bị sai theo, điều này rất khó khắc phục khi các em lớn lên.

Cách tốt nhất để giúp bé làm quen với tiếng Anh tại trường mẫu giáo là qua phim ảnh và âm nhạc. Trẻ em thường rất thích ca hát và xem phim, qua đó, các em có thể luyện phát âm tốt hơn đúng theo giọng của người bản xứ. Cách học này không chỉ thú vị mà còn rất hiệu quả.

Tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho con em mình đi học tiếng Anh từ năm 6 tuổi bởi vì ở độ tuổi này, bé đã vào học lớp 1 nên có thể dễ dàng làm quen và tiến bộ nhanh chóng trong việc học tiếng Anh

Ian Kitching
Trưởng điều phối giáo viên
Trung tâm Hội đồng Anh – Lê Quý Đôn, TP.HCM

Phát âm rất quan trọng, vậy giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ có cần phải là người đến từ các quốc gia nói tiếng Anh không, thưa ông?
Dĩ nhiên rồi. Bởi vì muốn phát âm chuẩn thì trẻ em nên được dạy bởi giáo viên bản ngữ. Có những khác biệt rất lớn về ngữ âm và tiếng địa phương trong các nước nói tiếng Anh bản ngữ nhưng tất cả đều chấp nhận được. Tiếng Anh thực sự là một ngôn ngữ quốc tế và rõ ràng không có tiêu chuẩn nào cho việc phát âm tiếng Anh. Trọng tâm của cách phát âm là dựa trên giao tiếp và miễn là hầu hết người bản ngữ có thể hiểu được nó thì đây được xem là cách phát âm chính xác.
Cho trẻ cơ hội khám phá

Theo ông, trẻ nên dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để học tiếng Anh?
Ở VN, trẻ em phải học thêm rất nhiều và việc này cần được các bậc phụ huynh xem xét thật kỹ. Thay vì bắt các bé học quá nhiều, phụ huynh nên chú trọng đến chất lượng của việc học. Là một phụ huynh, tôi tin rằng cách học hiệu quả nhất là cho trẻ cơ hội khám phá những gì trẻ thích học và những gì trẻ thật sự có năng khiếu. Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ cơ hội để học tập nhưng cũng nên giới hạn thời gian học cho trẻ. Mỗi ngày, cha mẹ chỉ nên cho trẻ học từng chút một, sẽ tốt hơn rất nhiều. Tại Hội đồng Anh, giáo viên của chúng tôi cho rằng mỗi ngày trẻ em dành khoảng 20 – 30 phút để học tiếng Anh là hoàn hảo.

Ngoài việc tham gia các lớp tiếng Anh, theo ông trẻ có thể học tiếng Anh qua các kênh nào khác?
Internet là nguồn thông tin khổng lồ cho việc học tiếng Anh, và điều tuyệt vời là hầu hết các tài liệu học tập trên internet đều miễn phí.

Nguồn tài liệu học tiếng Anh miễn phí
– Các trang web: www.learnenglishkids.britishcouncil.org,www.learnenglishteens.britishcouncil.org, www.funenglishgames.com,www.youtube.com/user/BritishCouncilEKids, www.bbc.co.uk/newsround
– Trên truyền hình có các kênh như Cartoon Network, Star TV và Disney Channel. Phụ huynh cũng
có thể mua một số chương trình truyền hình trẻ em cổ điển như “Rainbow”, “Play School” hay “Sesame Street”.

– Các ứng dụng có thể tải về miễn phí ở smartphone hoặc iPad để trẻ học tiếng Anh như: Learn English, Audio & Video, Big City, Word Challenge và Learn English Grammar.

Mỹ Quyên
(thực hiện)

Read more
18Jul

Kinh nghiệm thi New TOEIC

Mặc dù bắt đầu được áp dụng thay thế cho TOEIC từ cuối tháng 5.2010, nhưng đến nay New TOEIC (TOEIC mới) vẫn còn rất xa lạ với nhiều người.

Tăng kỹ năng

Theo ông Darren Paine – Giám đốc điều hành Apollo English, các bài thi New TOEIC thiết kế nhằm phản ánh hoạt động ngôn ngữ điển hình mà mọi người thường gặp tại nơi làm việc.

h2Học tiếng Anh tại trung tâm SEAMEO – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Giáo trình mới này nhấn mạnh đến các ngữ cảnh ngôn ngữ thực, đòi hỏi người học sử dụng nhiều chiến lược và khả năng để hiểu và kết nối thông tin nên rất phù hợp với phong cách giao tiếp kinh doanh hiện tại trên toàn thế giới. Giáo trình mới có những câu hỏi hợp với ngữ cảnh hơn và kiểm tra tổng quát khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra cũng xác thực hơn, thời lượng của những đoạn kiểm tra kỹ năng nghe và đọc dài hơn. Trong  phần nghe hiểu, có các giọng Bắc Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand thay vì trước đây chỉ có giọng Bắc Mỹ.

Tuy vậy, theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo – giảng viên Trường trung cấp Vạn Tường, chuyên luyện thi TOEIC, bài thi New TOEIC chủ yếu là thêm kỹ năng. Lý do là, với TOEIC cũ, bài thi chủ yếu về giao tiếp (nghe và đọc) nên không đánh giá hết được kỹ năng của người học. New TOEIC thêm phần nói và viết để đánh giá đúng hơn. “Nhưng thật ra, phần thêm vào cũng không nặng lắm và vẫn thiên về nghe và đọc là chính. Hiện tại theo quan sát, khó nhất là kỹ năng nghe vì câu hỏi dài (100 câu), người nghe dễ bị chi phối, nghe được các câu đầu nhưng không tập trung làm được các câu hỏi sau. Phần đọc không thay đổi nhiều, còn phần viết chỉ đánh giá khả năng viết câu là chính”, ông Bảo phân tích.

Nên học thế nào?

Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, khi luyện thi nên học chủ yếu phần nghe vì kinh nghiệm cho thấy thí sinh rớt nhiều ở phần này. Một chuyên gia luyện thi New TOEIC, cho biết: “Ở phần nghe hiểu, người học cần phải rèn luyện khả năng phản ứng nhanh trước các mẩu đối thoại và đoạn văn tương đối dài. Nên quan sát hình ảnh và nắm vững nội dung liên kết toàn mẫu đối thoại hơn là chú ý đến những từ quen thuộc xuất hiện trong các câu trả lời. Đặc biệt, giọng phát âm Anh – Mỹ được sử dụng với tỷ lệ 50 – 50 trong bài”.

Ông Darren Paine cũng đưa ra các lời khuyên cho thí sinh học thi New TOEIC như: Xây dựng một vốn từ vựng mạnh, tìm một lớp học tốt và có kế hoạch học tập rõ ràng, thực hành đọc lớn, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (xem ti vi, đọc báo…) để thực hành, tích cực đặt câu hỏi khi học, lắng nghe một cách nhanh chóng, biết quản lý thời gian học…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên thí sinh cần làm bài với tâm trạng thoải mái và bình tĩnh. Người thi cũng nên linh hoạt trong việc phân bố thời gian để có thể trả lời hầu hết các câu hỏi, tránh việc tập trung quá nhiều vào một phần nào đó. Đ.N

 

Những thay đổi chính

Trong bài thi New TOEIC, phần “câu hỏi hình ảnh” có 10 câu (thay vì 20 câu như trước), “cuộc nói chuyện ngắn” 30 câu (thay vì 20 câu). Phần “hoàn chỉnh đoạn văn” (12 câu) thay thế hoàn toàn cho “tìm lỗi sai” (20 câu), “đọc hiểu” gồm cả “đọc hiểu đoạn đơn” (28 câu) và “đọc hiểu đoạn kép” (20 câu) thay vì chỉ có “đọc hiểu” (40 câu) như TOEIC cũ. Mỗi phần trong bài thi lại có những thay đổi khác từ ít đến nhiều.

Học bao lâu để cải thiện điểm số TOEIC?

Trên tạp chí Musashino English and Literature (Nhật Bản) số 18 của Trường ĐH Musashino Women’s, tác giả Saegusa Y. đã đưa ra kết quả một nghiên cứu về dự đoán tiến độ thành thạo tiếng Anh. Bảng này cho thấy số lượng giờ cần thiết gần đúng để học (trong lớp và ở nhà) để cải thiện mức độ mong muốn:

h3

 

Read more
18Jul

Hãy chủ động học tiếng Anh

TT – Cách đây hai năm, tôi dự định đi du học và bắt đầu bằng việc tự học tiếng Anh vì không có nhiều tiền. Dù có một động lực lớn trước mắt, nhưng bị ám ảnh là không thể học một mình mà nên chuyện nên tôi xin đi học kèm riêng, chỉ một cô một trò.

May thay, học được một tháng thì cô giáo bận không thể dạy được và tôi lại trở về với số phận tự học. Cuối cùng tôi cũng đến cái đích đi du học và có điểm TOEFL gần đạt mức 550. Qua Mỹ, tôi tiếp tục học tiếng Anh hai tháng trước khi vào học chính thức vì buộc phải có đủ 550 điểm TOEFL. Rồi vào năm học, tôi ngỡ ngàng nhận ra trong 10 câu mình nói ra có đến tám câu người nghe phải hỏi lại. Nhiều khi tôi nói một câu chỉ mấy chữ mà họ cũng không hiểu. 

Nhiều cái sai trong phát âm đã bám vào tôi thâm căn cố đế vì tôi đã nói sai từ nhỏ mà giáo viên hoặc không nhận ra hoặc không đủ kiên nhẫn và thời gian sửa những lỗi phát âm này.

Sang Mỹ, tôi nhận ra cách học thích hợp cho mình chính là nằm nghe nhạc, coi phim (nhất là phim hoạt hình), đọc truyện tranh và đi tìm người nói chuyện gẫu. Những hoạt động có giao tiếp giúp việc học nhẹ như chơi, không bị căng thẳng khi nói, nhất là khi nói sai.

Nhiều bạn bè của tôi bỏ tiền để đi luyện các khóa nghe và nói mà không dám tự tin là họ học được kỹ năng đó dễ dàng nếu mỗi ngày dành khoảng 30 phút với một máy tính nối mạng. Nhiều trang báo, cụ thể là trang báo International Herald Tribune, bạn có thể nghe người ta đọc rồi lặp lại, khoanh tròn những từ mình đọc một đằng mà người bản xứ đọc một nẻo để lưu ý. Chữ nào cảm thấy thích thì tra từ điển để biết nghĩa, không thì thôi. Tôi tin ai cũng có thể tìm được một cách tự học ngoại ngữ nhẹ nhàng mà mau tiến bộ, tránh những lỗi phát âm thường mắc của người VN khi nói tiếng Anh.

Khi bạn cần kiến thức thật sự thì bản thân phải càng chủ động học tập, mọi cá nhân hay phương tiện bên ngoài chỉ là hỗ trợ phần nào cho quyết tâm của bạn. Dù học ở trung tâm cao cấp nhất, tốn cả núi tiền mà không tự học thì kiến thức cũng lẩn trốn bạn.

HỒNG VÂN (ĐH West Virginia, Mỹ)

 

Read more
18Jul

Chiến thuật làm bài thi TOEIC


h1

Trương Công Lý đạt điểm TOEIC tuyệt đối 990/990 – Ảnh: do nhân vật cung cấp

Để đạt điểm cao trong kỳ thi TOEIC, thí sinh (TS) cần có những phương pháp tiếp cận đề thi, cách thức làm bài hợp lý. 

Trương Công Lý, người được Viện khảo thí giáo dục Mỹ (ETS) trao chứng chỉ Anh văn quốc tế TOEIC với số điểm tuyệt đối 990/990 đã chia sẻ chiến thuật làm bài của mình.

Chuẩn bị tâm lý kỹ khi nghe

Để có thể thi tốt ở phần nghe hiểu (gồm 100 câu với độ dài 45 phút), TS cần dành một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý, tưởng tượng và suy đoán những gì mình sắp nghe. Điều này giúp TS tránh lúng túng và hồi hộp, mất bình tĩnh, nhất là đối với những TS có kỹ năng nghe còn hạn chế.

Không nên vội vã tô phương án đúng trong phiếu làm bài. Thay vào đó có thể ghi nhanh đáp án đúng kế bên câu hỏi trong đề nhằm tiết kiệm khoản thời gian quý báu để chuẩn bị cho câu hỏi tiếp theo. Nếu như không nghe kịp, cảm thấy không thể trả lời chính xác, TS cần phải giữ bình tĩnh và tập trung cao độ, đừng để vì một câu mà ảnh hưởng đến toàn bộ các câu hỏi còn lại trong phần này.

Chi tiết hơn, Công Lý chia sẻ: “Từ câu 1 – 10, chỉ có 1 trong 4 câu phát biểu miêu tả một bức hình là chính xác. Vì vậy, trước khi nghe cần nhìn vào bức hình và nắm những thông tin cơ bản như: Có bao nhiêu người, đang làm gì, ở đâu, trong hình xuất hiện thêm đồ vật gì khác?”… Với cách tiếp cận thông tin như vậy, TS có thể nắm được những thông tin cơ bản và có thể đưa ra một vài suy đoán về những gì mình sắp nghe, có thể loại bỏ những phương án sai. Khi chọn được phương án đúng, không nên vội vàng đưa ra kết luận mà nên bình tĩnh nghe hết 4 phương án vì phải chọn ra phương án đúng và chính xác nhất.

Đối với các câu từ 11 – 40, TS phải nghe 1 câu hỏi và 3 câu trả lời để chọn câu trả lời đúng nhất. Công Lý thừa nhận: “Phần thi này khó vì đề thi không in câu hỏi cũng như hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, phần này câu hỏi và trả lời đều ngắn. Nắm bắt được nội dung câu hỏi chính là chìa khóa”. Vì vậy, TS cần chú ý các từ khóa (ngân hàng, thư viện, nhà hàng…) xuất hiện trong câu hỏi, sau đó dựa vào nội dung của câu hỏi, dạng câu hỏi (what, whose, how many, when, why) để trả lời. TS nên trả lời trực tiếp vào phiếu làm bài để tiết kiệm thời gian.

Từ câu 41 – 100 là 2 đoạn hội thoại và độc thoại, chứa những thông tin trả lời câu hỏi. Để thi tốt phần này, trong khoảng thời gian trước khi nghe, TS cần nhanh chóng đọc lướt qua các câu hỏi, gạch chân những từ khóa quan trọng. Sau đó chú ý tập trung lắng nghe những nội dung liên quan đến câu hỏi để chọn ra phương án đúng nhất.

Bình tĩnh khi đọc hiểu

Ở phần đọc hiểu (100 câu, 75 phút). Từ câu 101 – 140, TS điền vào chỗ trống. Nội dung phần thi này khá rộng, vì nội dung mỗi câu hỏi ngắn nên TS có thể làm nhanh, tuy nhiên phải cẩn thận vì các phương án nhiều khi khá giống nhau. Cần bình tĩnh nhận ra sự khác biệt giữa các phương án để chọn ra câu đúng nhất, tránh vội vàng dẫn đến mất điểm.

Từ câu 141 – 152, điền nội dung trong một bức thư, ứng với 3 câu hỏi. TS nên đọc lướt nhanh những đoạn này để nắm được ngữ cảnh của đoạn văn. Từ câu 153 – 180, đề thi có một đoạn văn (thư, đơn đặt hàng…) ứng với từ 2 – 4 câu hỏi. TS cần đọc câu hỏi trước bởi có rất nhiều thông tin trong đoạn văn, nếu đọc hết sẽ mất rất nhiều thời gian và giảm mức độ tập trung; chỉ cần tìm thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi. Khi đọc câu hỏi, cần gạch dưới các từ khóa quan trọng như dạng câu hỏi, tên, ngày tháng…

TS thường gặp khó khăn từ câu 181 – 200 vì đây là phần thi khó nhất, có tới 2 đoạn văn (liên quan tới nhau) ứng với mỗi 5 câu hỏi có thể khiến TS lúng túng. Đến đây mức độ tập trung giảm vì đã thấm mệt cũng như áp lực về mặt thời gian. Vì thế, TS cần chia nhỏ gói câu hỏi để tập trung tốt hơn và làm bài nhanh hơn.

Ngoài những phương pháp tiếp cận và kỹ thuật làm bài trên, theo Công Lý, TS cần chịu khó bổ sung vốn từ vựng hằng ngày và kiên trì luyện tập. TS có thể nâng cao kỹ năng nghe bằng cách nghe qua headphone (tai nghe) để nâng cao chất lượng âm thanh và mức độ tập trung…

Cấu trúc bài thi TOEIC

TOEIC là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm. Các công ty dựa vào tiêu chuẩn này để tuyển dụng ứng viên. Vì vậy, việc học tiếng Anh theo chương trình TOEIC và thi lấy chứng chỉ TOEIC được giới sinh viên đặc biệt quan tâm.

TOEIC là bài thi trắc nghiệm được tiến hành trong 2 giờ, gồm 200 câu hỏi chia thành hai phần: nghe và đọc. (Theo toeic.com.vn)

Read more
6Jun

Học tiếng Anh mùa hè

Hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người hiểu rõ nhất tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với tương lai con em mình và mùa hè là thời gian không thể bỏ lỡ để trẻ nâng cao trình độ Anh ngữ.

Học tiếng Anh trong “học kỳ thứ ba”

Các bậc cha mẹ cũng biết rằng, không thể cho trẻ chơi “thả ga” trong những tháng hè, dễ dẫn đến tâm lý lười biếng khi phải bắt đầu một năm học mới sau đó. Ngoài ra, khi tham gia học chính khóa ở trường, trẻ cũng không thể dành nhiều cho tiếng Anh, nên, hè là thời điểm lý tưởng để “bù đắp”.

Có thể thấy, kết thúc chương trình học chính khóa, mùa hè gần như đã trở thành học kỳ thứ ba của các em học sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, tính chất của học kỳ thứ ba này không nặng nề như chương trình chính khóa mà chủ yếu để các em trang bị thêm vốn kiến thức không có tại trường cũng như một số kỹ năng sống cần thiết.

Theo các chuyên gia giáo dục, để trẻ hứng thú với việc học tiếng Anh hè, chương trình cần được thiết kế vui nhộn, sinh động, lồng ghép nhiều trò chơi, kích thích trẻ học tự nhiên và… tự nguyện chứ không gò ép hay nhồi nhét. Khi này, không chỉ có vốn tiếng Anh tiến bộ, trẻ còn thêm tự tin, hoạt bát.

hoc tieng anh mua he


Lắng nghe con trẻ

Khi nghe bố mẹ cho học tiếng Anh hè, bé Trần Ngọc Như Thùy (học sinh lớp 4 trường Trần Bình Trọng, Q.5, TP.HCM) luôn miệng tỉ tê: “Vào lớp học con có được giao lưu và tham gia nhiều trò chơi cùng bạn bè không hay lúc nào cũng phải học theo sách vở và làm bài tập như ở trường?”.

Các bé luôn muốn vui chơi thỏa thích và học hỏi những điều thú vị chứ không thích bị “ép” trong những giờ học nặng nề, khô khan, nhất là trong thời điểm trẻ được hưởng nhiều “đặc quyền” như hè. Do đó, học tiếng Anh hè phải khác với các giờ học tiếng Anh chính khóa. Khi này, nếu tìm được môi trường có  giáo viên với bằng cấp quốc tế CELTA – chứng nhận giảng dạy tiếng Anh toàn cầu – giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em, trẻ sẽ được uốn nắn tiếng Anh tỉ mỉ và luôn thấy hào hứng trong từng buổi học.

Một chương trình học được thiết kế phù hợp cùng giáo trình chuyên biệt cho từng độ tuổi và phương pháp giảng dạy tiên tiến sẽ đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của phụ huynh cũng như ý muốn của trẻ. Ví dụ, với phương pháp học mà chơi, trẻ sẽ được học từ mới qua các trò chơi quen thuộc, được phân nhóm để cùng bàn luận, được đi tham quan, dã ngoại để khám phá cuộc sống tự nhiên. Dần dà, trẻ “quên” mình đang học, trút bỏ được áp lực, dễ dàng hòa nhập với bạn bè, phản xạ tiếng Anh cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó, để giúp trẻ ôn lại kiến thức đã học, phương pháp độc quyền LETS (Học tiếng Anh qua các môn học) cho phép trẻ học tiếng Anh thông qua các môn như toán, khoa học và kỹ thuật. Lúc này, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ ứng dụng có ích cho cuộc sống và việc học tập sau này của trẻ. Ngoài ra, cách học “Heads-up” luôn khuyến khích trẻ ngẩng cao đầu tương tác cùng giáo viên, bạn học để giờ học thêm sinh động và giúp trẻ thêm tự tin.

Hiện nay, có rất nhiều chương trình tiếng Anh hè dành cho trẻ em và Apollo Junior là chương trình đáp ứng được mong đợi của các bé và cả sự kỳ vọng của phụ huynh nhờ những ưu điểm vượt trội trên. Bên cạnh đó, để theo dõi quá trình học cũng như chắc chắn con em mình tiến bộ, phụ huynh có thể theo dõi hệ thống báo cáo trực tuyến và nhật ký học tập (Online report, Language portfolio) được chính các giáo viên đứng lớp nhận xét và cập nhật.

Read more